Nước mía là loại nước giải khát quen thuộc mà dường như ai cũng biết. Vậy uống nước mía nhiều có tốt không? Những công dụng của nước mía đối với sức khoẻ là gì? Khi uống nước mía cần lưu ý gì?
1. Đặc điểm của cây mía
Trước khi tìm hiểu về tác dụng của nước mía, chúng ta cần hiểu về cây mía như sau: trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước, trong nước đó chứa khoảng 16-18% đường. Từ nước mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết.
Miền Trung là vùng đất trồng mía truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, mía dùng để ép lấy nước được ưa chuộng nhất đó là mía được trồng ở Tây Ninh. Mía này có vị ngọt thanh khi uống nên dễ chìu lòng thực khách.
Nước mía chứa những thành phần dinh dưỡng như kali, canxi, sắt, magiê, phốt-pho, amino axit, vitamin C, B1, B2, kẽm… Một ly nước mía (khoảng 250ml) có chứa khoảng 180 KCal.
Ngoài ra, nước mía còn giàu chất xơ tiêu hóa (dietary fiber). Nước mía cung cấp chất chống oxy hóa tương tự hợp chất flavonoid và polyphenolic, thành phần góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng quát của người dùng cũng như giảm tình trạng mất cân bằng oxy hóa (stress oxy hóa).
2. Các công dụng của nước mía
2.1 Phục hồi sức khoẻ, bổ sung năng lượng tức thời
Mía có chứa nhiều đường Sucroza (công thức phân tử C12H22O11), loại đường này cơ thể dễ hấp thụ. Vì vậy, khi đi ngoài trời nắng và làm bạn mệt mỏi thì chỉ cần uống 1 cốc nước mía sẽ cảm thấy khoẻ ngay. Khi uống nước mía làm cơ thể dung nạp đường và tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên giúp giảm cảm giác mệt mỏi.
2.2 Chống vàng da nhờ cải thiện chức năng của gan
Mía có nhiều Glucose (C6H12O6). Khi nồng độ Glucose được duy trì ổn định sẽ giúp các ống mật hoạt động tốt hơn từ đó giúp giảm các bệnh về gan như bệnh vàng da. Hơn nữa, nước mía còn giúp cân bằng điện giải cho cơ thể, giúp gan hoạt động ổn định, tránh tình trạng quá tải của gan.
2.3 Cải thiện sức khoẻ, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển
Nước mía có tính kiềm do chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, sắt, mangan. Thêm nữa, nước mía chứa Flavones giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt. (Flavones là một loại flavonoid của 2-phenylchromen-4-one. Hương vị phổ biến trong thực phẩm, chủ yếu từ gia vị, và một số loại trái cây và rau quả màu vàng hoặc cam. Các flavon phổ biến bao gồm apigenin, luteolin, tangeritin, chrysin và 6-hydroxyflavone.)
2.4 Nước mía giúp cải thiện tiêu hoá
Như đã đề cập ở trên, nước mía chứa khoáng chất Kali. Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
2.5 Nước mía giúp giảm nhẹ bệnh tiểu đường
Thật bất ngờ đúng không? Mặc dùng nước mía có hàm lượng đường cao sẽ làm cho các bệnh nhân tiểu đường ngại dùng. Tuy nhiên nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía. Lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.
2.6 Uống nước mía bảo vệ thận của chúng ta
Nước mía dưỡng ẩm cơ thể rất tốt, nó là một phương thuốc nhằm ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Đây là những bệnh thường hình thành do mất nước. Uống nước mía liên tục có thể ngăn ngừa việc này. Hơn nữa, nước mía là một trong những thức uống tốt nhất để loại bỏ sỏi thận. Nước mía không chứa cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe thận. Khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện.
2.7 Uống nước mía giúp giảm đau, hạ sốt, phục hồi sức khoẻ
Nếu bạn đang bị sốt thì nước mía là loại thức uống tuyệt vời. Trong quá trình sốt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều protein. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước mía sẽ bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt. Ngoài ra, khi mắc một số bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.
2.8 Bổ sung canxi cho răng và xương phát triển
Bạn có thấy mấy đứa trẻ ở quê không, chúng ăn mía rất giỏi, và càng ăn mía thì răng càng chắc. Mía có chứa nhiều canxi sẽ giúp bổ sung canxi cho răng và xương. Ăn mía giúp ngăn ngừa sâu răng, uống nước mía giúp bổ sung canxi cho xương của bạn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
2.9 Giảm Cholesterol
Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol. Một lượng lớn cholesterol xấu gây ra béo phì hoặc tăng cân không lành mạnh và cũng có thể làm giảm cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nước mía không chứa cholesterol và thậm chí có thể chống lại cholesterol xấu có trong máu. Điều này có thể khiến bạn giảm cân dễ dàng.
>>Xem thêm: Cá viên chiên bao nhiêu calo?
3. Uống nước mía nhiều có tốt không?
Uống nước mía ở mức độ vừa phải (1 ly mỗi ngày) sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ và có nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Những tác dụng tốt cho sức khoẻ đã được nếu ở trên. Tuy nhiên, dùng gì thì cũng ở mức độ vừa phải, nếu bạn uống quá nhiều nước mía thì sẽ không tốt cho các thể, sau đây là một số lưu ý khi uống nước mía.
– Không nên uống nước mía khi đang dùng các thực phẩm bổ sung, thuốc chống đông máu.
– Không dùng nước mía khi bị đầy bụng, đường ruột yếu.
– Không được dùng nước mía đã ép ở nhiệt độ phòng quá 15 phút vì khoảng thời gian ấy rất có thể vi khuẩn đã phát triển, làm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày của người uống.
4. Tác dụng trị bệnh của nước mía
– Chữa viêm dạ dày mạn tính: Dùng rượu nhỏ và nước mía mỗi thứ 200ml, ngày uống 2 lần sáng và tối có tác dụng trị bệnh dạ dày rất tốt.
– Chữa táo bón: Lấy 50ml mật ong và 200ml nước mía và hòa tan với nhau ngày uống 2 lần sáng và tối giúp chứng tảo bón giảm đáng kể.
– Chữa bệnh viêm da: Vỏ mía đem nướng thành tro, sau đó nghiền nát rồi trộn với dầu vừng bôi lên vùng bị viêm da ngứa, tróc vảy.
– Thanh nhiệt, nhuần hầu: Mùa hè thì uống nước mía tươi, còn mùa đông thì nấu nước mía cho nóng hoặc cho lát gừng vào uống giúp thanh nhiệt cơ thể.
– Trị chứng đái rắt ở trẻ: Trẻ bị đái rắt thì cho uống nước mía để giải nhiệt và làm giảm triệu chứng này.
– Dưỡng âm nhuận táo: Nếu người ho khan, bứt rứt, khô họng thì lấy 200ml nước mía cho vào nồi cháo trắng rồi ăn nóng rất tốt.
– Nhuận phế: Người hay nóng rát cổ, giọng khàn thì thực hiện theo phương thức sau lấy 50g bách hợp nấu nhừ sau cho thêm 100g nước củ cải và 100g nước mía. Uống hỗn hợp này 1-2 tiếng trước khi đi ngủ.
– Muốn chống nôn mửa, chống khát, tiểu tiện đỏ: Nghiền gừng lấy 10 giọt nước gừng tươi với 150ml nước mía, uống từng ngụm một không uống liền một hơi giúp làm giảm triệu chứng nôn mửa nhất là khi đi tàu xe.
– Đầy bụng, miệng hôi: Lấy 40g vỏ cây đại với tán nhuyễn 8g phèn chua và 300ml nước mía cô đặc nặn thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Chữa bệnh đường tiết niệu: Lấy 500g nước mía ép hòa với 500g nước ép ngó sen tươi chia nhỏ ra uống trong ngày 3-4 lần sẽ thấy hiểu quả rõ rệt.
– Chữa suy nhược, khó ngủ, mệt mỏi: Ép 500ml nước mía, nấu sôi rồi đập 2 quả trứng gà vào, ăn nóng sẽ giúp ngủ sâu giấc và phục hồi cơ thể tốt.
– Da khô, tóc cháy: Lấy 1 quả dừa xiêm, 200g nước rau má xay, 1 chén nước mía, thêm mật ong hoặc sữa ong chúa vào hỗn hợp mỗi lần trước khi uống (không pha sẵn). Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ.
– Chữa chứng viêm màng mắt kết hợp, mí mắt sưng đỏ:Lấy nước mía sạch bôi lên mí mắt hoặc tẩm nước mía vào một tấm gạc rồi đắp lên. Đồng thời pha nước mía với 4g xuyên hoàng liên uống ngày 2 lần.
– Trị chứng trẻ ra mồ hôi trộm: Cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía ép sẽ giảm tình trạng này mà ăn ngủ tốt hơn.
– Ho gà, sổ mũi: Dùng 3 khúc mía, 1 nắm rau má tươi và 2 lát gừng mỏng sắc với 2 bát nước để uống ngày 2-3 lần. Hoặc dùng nước ép mía nấu cháo ăn cũng hiệu quả.
– Tốt cho người bị bệnh về phổi: 50ml nước mía, 50ml nước ép củ cải, đường phèn, mật ong và dầu vừng trộn đều vào hỗn hợp trên rồi chưng thành dạng cao. Mỗi ngày đánh 2 lòng đỏ trứng gà với cao rồi hấp ăn.
– Bệnh sởi: Lấy 40g sắn dây, 20g rau mùi, 2 khúc mía, sắc với 2 bát nước sao cho còn lại 1 bát, uống dài ngày để phòng bệnh trong mùa dịch. Ép nước mía đường uống tốt cho người sau sởi, mau phục hồi và ổn định đường huyết.
– Chữa sốt rét: Ăn mía hằng ngày khi bị sốt rét sẽ giúp giảm sốt đáng kể, kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
– Giải rượu: Uống nước ép cây mía tươi giúp giải rượu hiệu quả, giảm nôn mửa và mệt mỏi.
– Ngăn ngừa ung thư: Nước mía có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư phổi, đại tràng hay ung thư vú nhờ thành phần hóa học trong mía chứa nhiều kiềm.
– Tốt cho người bị tiểu đường: Trong nước mía có chứa chất làm ngọt tư nhiên, do đó không gây hại hay làm tăng đường huyết, người bị tiêu đường dùng mía với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe chứ không cần kiêng kị tuyệt đối.
– Tốt cho bệnh nhân bị sỏi thận: Nước mía có thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận giúp tái hydrat hóa cơ thể.
– Chữa bệnh vàng da: Vàng da là bệnh do có sự hiện diện của sắc tồ vàng trong bliirubin máu, thường người bị suy giảm chức năng gan sẽ bị vàng da. Nước mía giúp khôi phục lại chức năng gan nên sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh này.
– Trị nôn mửa do nghén khi mang thai: Dùng nước mía với 2 lát gừng để uống mỗi ngày sẽ giảm tình trạng nôn mửa ở thai phụ.
5. Các lưu ý khi sử dụng mía
– Những người bị đau bụng không nên dùng mía nhiều.
– Không được ăn mía khi còn nguyên vỏ, phải rửa sạch và dóc bỏ vỏ bên ngoài vì vỏ mía là nơi chứa nhiều trứng giun và các loại vị khuẩn.
– Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho quá nhiều đá gây thấp nhiệt.
– Nước mía sẵn có khắp nơi và nhất là vào mùa hè nhưng điều trọng yếu là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtránh ruồi, bụi, tay người và máy chế biến. Nếu dùng đá thì hạn chế và chỉ nên dùng khi đá được làm từ nước sạch.
Kết luận: Vậy với câu hỏi Uống nước mía nhiều có tốt không? Chúng tôi đã cung cấp khá nhiều câu trả lời rồi. Uống nước mía chỉ tốt nếu 1 ngày dùng dưới 240ml. Và không dùng nước mía trong 1 số trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đã nêu ở trên.