Nếu bạn đang thắc mắc không biết trồng rau trong thùng xốp có độc hại không thì câu là trả là không nhé. Còn lý do vì sau trồng rau trong thùng xốp không độc hại thì cùng xem những lý do sau:
1. Thành phần cấu tạo của thùng xốp là gì?
Thùng xốp được cấu tạo chủ yếu từ polystyrene (PS) với thành phần không khí chiếm khoảng 95% và 5% phần còn lại là dành cho PS. Thông thường các loại vật dụng làm từ xốp như thùng xốp sẽ khá nhẹ, được dùng để chứa đựng và bảo quản thực phẩm nguội, có nhiệt độ không quá nóng.
Mặc dù thành phần của thùng xốp là nhựa, nhưng chất này lại khá an toàn với sức khỏe con người. Các cơ sở, nhà máy sản xuất thùng xốp có thể kiểm soát được dư lượng của các chất có trong sản phẩm, và nếu được sử dụng đúng cách, nó hoàn toàn vô hại với sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, thành phần của thùng xốp còn có bột talc và sáp ceresin. Trong đó, bột talc là một loại khoáng vô cơ, thường được ứng dụng để làm thành phần chính của phấn dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn được dùng trong dược phẩm, sản xuất giấy, sơn và chế biến thực phẩm. Còn loại bột talc (loại không chứa thành phần là sợi amiăng) thường được dùng trong mỹ phẩm.
Và sáp ceresin là một loại sáp vô cơ, giống như sáp parafin, đặc tính của nó là khá trơ, không độc, không nguy hiểm, được dùng trong sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và bảo quản rau củ quả, trái cây, chế tạo giấy không thấm nước,… Ngoài ra, trong thành phần của thùng xốp còn có a-xít caproic là một axít béo có trong mỡ động vật, lỏng, được dùng trong sản xuất hương liệu, chất bôi trơn, phụ gia cho nhựa, cao su,… Thành phần của thùng xốp còn có chứa n-hexan, đây là một thành phần của xăng dầu, bình thường sẽ được dùng để làm dung môi rẻ, khá an toàn (nhưng khá dễ bắt lửa), khá trơ và rất dễ bay hơi, và cũng được dùng làm dung môi cho keo. Độc tính của chất này tương đối thấp, chỉ gây buồn ngủ và nhức đầu khi hít phải khí có nồng độ cao.
2. Trồng rau trong thùng xốp có độc hại không?
Với những thành phần cấu tạo nên thùng xốp được nên ở phần 1 thì chúng ta thấy thùng xốp khá an toàn với sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, khi trồng rau bằng thùng xốp, chúng ta sử dụng rau gián tiếp qua nhiều giai đoạn. Rau hút chất dinh dưỡng có trong đất, đất lại được đựng trong thùng xốp chứ rau không tiếp xúc trực tiếp với thùng xốp nhiều.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa) cho biết: Việc trồng rau trong thùng xốp không hề nguy hiểm đến sức khoẻ nếu chọn loại đất sạch và tưới bằng nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh. Chỉ khi nào người trồng rau trong thùng xốp dùng đất bẩn, nước ô nhiễm có chứa lưu huỳnh, thuỷ ngân, chì,… thì lúc này việc trồng rau trong thùng xốp mới nguy hiểm. Cụ thể, nếu nước ô nhiễm, những chất độc hại này sẽ bám lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nước bẩn còn là môi trường cho các loại trứng giun, sán phát triển, ký sinh tỏng rau. Vì vậy mà khi ăn rau nếu không rửa kỹ sẽ gây nên các bệnh về đường ruột.
Cũng theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh thì việc trồng rau trong thùng xốp không khác gì so với việc trồng rau trong các vật liệu khác như chậu sành, chậu sứ, thuỷ tình hay chậu gỗ,…
Như vậy, thông tin về việc trồng rau trong thùng xốp gây độc hại chỉ là tin đồn. Nếu ở nhà bạn có sẵn thùng xốp rỗng thì có thể tận dụng chúng để trồng rau nhé.
3. Cách trồng rau muống trong thùng xốp
Việc tận dụng những thùng xốp cũ để trồng rau giúp bạn có một nguồn thực phẩm sạch để dùng tại nhà. Bên cạnh đó cũng tạo không khí trong lành và dễ chịu cho sân thượng của bạn.
– Bước 1: Chuẩn bị giống và ngâm hạt
Các bạn có thể mua hạt giống rau muốn ở những tiệm bán cây cảnh hoặc đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Hạt giống sau khi mua về, các bạn chỉ cho ra chén 1 lượng vừa đủ để trồng. Đem hạt giống pha nước ấm (khoảng 40oC) để ngâm hạt. Nếu không có nhiệt kế để đo thì các bạn phân nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi, 3 nước lạnh sẽ ra nước ấm nhé.
Ngâm hạt giống khoảng 6 tiếng cho hạt nức mầm ra thì chắt hết nước ra, cho hạt giống vào 1 cái khăn ẩm, bọc lại và ủ trong khoảng 1-2 ngày tuỳ theo loại hạt.
– Bước 2: Trộn đất để trồng rau trong thùng xốp
Hạt giống sau khi ủ 2 ngày sẽ ú nanh rể ra, chúng ra sẽ đem chúng đi gieo.
Thùng để trồng rau chúng ta đục những lỗ dưới đáy cho thoát nước. Đất trồng chúng ta sử dụng tro trấu, sơ dừa và phân gà (dạng viên nén). Với 1 thùng xốp chúng ta sử dụng khoảng 10 ký tro trấu, 10 ký sơ dừa và 1 ký phân gà là được.
– Bước 3: Cách trồng rau trong thùng xốp
Cho đất đã trộn vào thùng xốp, tưới nước cho đất ướp đều. Dùng ngón tay tạo những đường rãnh trên đất để gieo hạt. Những đường rãnh này song song và cách nhau khoảng 5 cm. Sau đó cho hạt giống vào những rãnh này. Chú ý để những hạt giống ở khoảng cách thưa thưa ra cho rau mập.
Sau khi cho hết hạt giống vào luống, lấy đất phủ kín hạt giống. Tưới nước lên thùng rau 1 lần nữa.
Để thùng trong mát hoặc phủ lên thùng 1 lớp lá cây khô. Khi ra nhú lên khỏi mặt đất thì lấy lớp lá cây ra.
Hằng ngày tưới nước 1 lần cho rau vào buổi sáng là được.
Sau khoảng 1 tuần rau muống của bạn sẽ cau khoảng 10-15 cm. Lúc này nếu mật độ rau quá dày các bạn có thể tỉa bớt để ăn dần.
Như vậy với những bước đơn giản ở trên là các bạn có thể tận dụng những thùng xốp bỏ trống ở nhà để trồng rau ăn được rồi. Nếu không thích ăn rau muống, bạn có thể trồng rau mồng tơi, rau dền, cách trồng cũng tương tự như trên.
>>>Xem thêm: Cách luộc rau muống xanh giòn