Cách làm thịt bò hầm khoai tây cho bé| Món ngon bổ dưỡng từ mẹ

Cách làm thịt bò hầm khoai tây cho bé| Món ngon bổ dưỡng từ mẹ

Thêm một món ăn đầy bổ dưỡng mà các mẹ nên lưu lại vào thực đơn cho bé nhà mình. Món thịt bò hầm khoai tây là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng rất bổ dưỡng. Cùng Bếp Tâm học cách làm thịt bò hầm khoai tây cho bé ngay nào!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Khoai tây: 150 gram
  • Cà rốt: 100 gram
  • Thịt bò băm: 100 gram
  • Ngò rí: 10 gram
  • Hành tây: 20 gram
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

Các bước làm thịt bò hầm khoai tây cho bé

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu và hấp khoai tây

Sơ chế nguyên liệu và hấp khoai tây

Cá rốt mang đi gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cát hạt lựu nhỏ.

Hành tây lột vỏ, cắt hạt lựu nhỏ

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành từng khúc. Khoai tây cắt khúc, cho vào chén rồi để vào nồi hấp, hấp 15 phút cho chín. Lấy khoai tây ra tán nhuyễn hoặc cho vào cối xay, xay nhuyễn.

– Bước 2: Nấu bò hầm khoai tây

Cách làm thịt bò hầm khoai tây

Cách làm thịt bò hầm khoai tây

Cho nồi lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng thì cho phần hành tây cắt hạt lựu vào, xào sơ. Tiếp theo cho phần thịt bò và cà rốt cắt hạt lựu vào xào chung.

Xào sơ khoản 1 phút cho thịt tái lại, cho thêm 400ml nước vào nồi. Nấu đến khi nào cà rốt mềm thì cho phần khoai tây đã xay nhuyễn vào. Khuấy đều sau đó nêm với ½ muỗi café muối là được. Nếu người lớn ăn thì cho thêm nước mắt, hạt nêm và các gia vị khác.

Tắt bếp, múc ra chén, thêm chút ngòn rí cắt nhuyễn và chút tiêu xay vào cho thơm. Món này thích hợp cho bé ăn vào bữa xế hoặc dùng cho bữa sáng của gia đình. Chúc các mẹ sẽ nấu thành công và bé ăn ngon miệng.

Và đây là thành quả của món ăn.

Hàn the là gì? Những công dụng và tác hại của hàn the đối với sức khoẻ là gì?

Hàn the là gì? Những công dụng và tác hại của hàn the đối với sức khoẻ là gì?

Bạn thường nghe nói nhiều về hàn the đúng không nào? Người bán chả cá nói không dùng hàn the, người bán bò viên cam kết không dùng hàn the, … Vậy hàn the là gì? Hàn the có độc hại đến như mọi người vẫn nghĩ về nó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm những kiến thức về hàn the nhé!

1. Tổng quan về hàn the

1.1 Hàn the là gì?

Hàn the là muối Borax Natri, thường tồn tại ở dạng tinh thể trong suốt hoặc bột màu trắng, mềm, không mùi, vị ngọt và hơi cay, hòa tan rất tốt trong nước. Khi để ra ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5H2O). Borax thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần.

Công thức hoá học của hàn the

Công thức hoá học của hàn the

Hàn the là loại hóa chất công nghiệp thực phẩm khá phổ biến được sử dụng tương đối rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Thực phẩm dùng hàn the sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng và bảo quản. Lý do mà hàn the được sử dụng trong thực phẩm là nó có tính sát khuẩn nhẹ và làm cho sản phẩm tinh bột, thịt, cá, … trở nên dai và hấp dẫn hơn.

1.2 Phân loại và công thức hoá học

Trong hóa học, Borax gồm có các loại sau:

– Borax khan hay têtraborax natri khan (Na2B4O7)

– Borax Pentahiđrat (Na2B4O7.5H2O)

– Borax Đêcahiđrat (Na2B4O7.10H2O)

1.3 Hàn the có độc không?

Một đánh giá năm 2006 về hóa chất của EPA Hoa Kỳ cho thấy không có dấu hiệu nhiễm độc do phơi nhiễm và không có bằng chứng về độc tế bào ở người. Không giống như nhiều muối, da tiếp xúc với Borax không gây kích ứng da.

Một biểu quyết gần đây trên VnExpress.net cho thấy, người sử dụng vẫn chưa ý thức hết nguy hiểm của borax. Trong số 1.003 kết quả biểu quyết cho thấy có 67,8% người được hỏi cho rằng biết là hàn the độc hại nhưng không có lựa chọn nào khác, 22,6% trả lời là không để ý. 6,7% cho rằng ít nên không sao và 2,9% cho rằng hàn the chẳng ảnh hưởng gì. Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã sản xuất được một loại phụ gia thực phẩm có tên là PDP từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ tôm, cua, mai, mực, có thể thay thế hàn the trong sản phẩm chế biến.

2. Những công dụng của hàn the là gì?

Từ lâu, hàn the đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm và thực phẩm, nghiên cứu khoa học cũng như cuộc sống hàng ngày.

2.1 Trong sản xuất công nghiệp

Borax Natri được sử dụng trong công nghệ luyện kim, chế tác vàng bạc. Bột Borax Natri được dùng để đánh bóng bề mặt kim loại, sản xuất men sứ, kính chống nấm, một số vật liệu chịu nhiệt, bột giặt và một số loại chất tẩy rửa.

Hàn the được dùng làm hoá chất tẩy rửa, xà phòng

Hàn the được dùng làm hoá chất tẩy rửa, xà phòng

Hỗn hợp của borac và clorua amôni (NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Nó hạ thấp điểm nóng chảy của các oxit sắt không mong muốn, cho phép nó chảy ra. Borac cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại quý như vàng hay bạc. Nó cho phép que hàn nóng chảy chảy tràn lên các mối nối cần thiết.

2.2 Trong nông nghiệp

Nguyên tố Bo cần cho cây trồng

Nguyên tố Bo cần cho cây trồng

Với một lượng nhỏ, nguyên tố Bo thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng, nhất là trong quá trình ra hoa, kết quả, đâm chồi và phát triển rễ cây. Tuy nhiên, cây trồng trên vùng đất có nhiều Borat Natri thường lại bị còi cọc, giảm năng suất và chóng thoái hóa. Động vật cũng chỉ cần một lượng rất nhỏ nguyên tố Bo.

2.3 Trong phòng thí nghiệm

Borax Natri được dùng làm chất đệm trong phân tích gen (ADN), phân tích sắc phổ hoặc tạo dung dịch nhũ tương nhằm hòa tan các chất hóa học khác trong nước.

2.4 Trong y tế

Hàn the được sử dụng để sản xuất một số dung dịch diệt khuẩn ngoài da hoặc ở niêm mạc, thuốc tẩy uế và hóa chất diệt côn trùng (kiến, bọ chét, gián,…)

2.5 Trong thực phẩm

Tác dụng của hàn the trong thực phẩm là giúp hạn chế lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,…giúp cho thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai của một số thực phẩm như giò chả, hủ tíu, bánh tráng,…

2.6 Trong sinh hoạt

Nhiều người thường dùng hàn the để đánh bóng nồi, chảo; tiêu diệt nấm mốc trong nhà; dùng để tẩy sạch toilet,…

– Diệt kiến, gián, rệp,… bằng hàn the: Các bạn chỉ cần trộn hàn the với đường rồi đổ ra giấy, sau đó để tờ giấy này vào các nơi kín như kẹt, hóc tủ trong nhà, những loài côn trùng này ăn phải hàn the sẽ bị ngộ độc và chết ngay.

Hàn the diệt côn trùng

Hàn the diệt côn trùng

– Đánh bóng nồi, chảo: Rắc hàn the lên và ngâm vài phút sau đó chùi rửa lại với nước rửa chén, những vết dầu mỡ sẽ được đánh bay, nồi chảo sẽ sạch bong sáng bóng.

– Tiêu diệt nấm mốc trong nhà: Pha hàn the với ít nước rồi dùng hỗn hợp này thoa lên chỗ nấm móc để qua đêm, sáng hôm qua lau sạch lại chỗ nấm mốc bám.

– Dùng để tẩy sạch toilet: Rắc hàn the vào bồn cầu để qua đêm rồi dùng cọ rửa bồn cầu lại, bồn cầu sẽ được tẩy sạch sẽ.

3. Những tác hại của hàn the đối với sức khoẻ

Hàn the nếu sử dụng đúng là một chất hữu ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người lạm dụng hàn the để trục lợi gây nên nhiều tác hại cho người dùng. Lĩnh vực lạm dụng nhiều nhất có thể kể đến là ngành thực phẩm vì trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, riêng trong ngành thực phẩm – phụ gia thực phẩm, hàn the là chất bị Bộ Y Tế Việt Nam cấm sử dụng.

Các thực phẩm thường sử dụng hàn the

Các thực phẩm thường sử dụng hàn the

Cũng vì hàn the có khả năng diệt khuẩn, chống nấm mốc nên nhiều tiểu thương nhằm tăng lợi nhuận đã lạm dụng hàn the với liều lượng nhiều để tẩm ướp thực phẩm làm cho thịt, cá, giò chả,… tươi lâu hơn, dẻo dai hơn. Với liều lượng nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, cụ thể như sau:

3.1 Ngộ độc hàn the

Khi ăn phải thực phẩm có hàn the thì cơ thể có thể đào thải khoảng 70% còn lại được tích tụ trong các cơ quan nội tạng, đến lúc nào đó lượng hàn the lên tới 5g thì gây ngộ độc cấp và mãn tính, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

3.2 Gây đau bụng, tiêu chảy

Đối với người có đường ruột yếu thì khi ăn phải thực phẩm chứa hàn the dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Lâu dần sẽ tích tụ trong gan dẫn đến hại gan, suy nhược cơ thể.

3.3 Gây trầm cảm, suy thận

Hàn the kích thích hệ thần kinh có thể gây trầm cảm, riêng thận phải lọc nhiều chất độc trong hàn the lâu ngày sẽ suy yếu và rối loạn chức năng thận.

3.4 Ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu phụ nữ có thai, hàn the còn được đào thải qua sữa và nhau thai, gây độc hại cho thai nhi. Với trẻ em dùng thực phẩm có hàn the lâu ngày, tác hại này sẽ tăng dần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

4. Những thực phẩm thường chứa hàn the

Hiện nay, hàn the bị lạm dụng khá nhiều trong những thực phẩm vì chúng làm tăng độ ngon như dai và giòn hơn, bảo quản lâu ngày hơn. Những thực phẩm nhà sản xuất thường lạm dụng hàn the như:

– Bánh giò, nem, chả lụa, chả bò, giò thủ (giò lụa)

– Bánh phở, bún sợi, bún khuôn

– Bảo quản thịt gia súc (heo, bò), gia cầm (gà, vịt), thủy sản, hải sản (cá, tôm, mực)

– Gia vị (hạt nêm, muối, đường…): Trường hợp này thường xảy ra việc nhầm lẫn khi để hàn the cạnh những phụ gia này.

5. Cách phân biệt thực phẩm có chứa hàn the hay không

Nhận biết thực phẩm chứa hàn the bằng quỳ tím

Nhận biết thực phẩm chứa hàn the bằng quỳ tím

Trong thời buổi “nhiễu nhương” hiện nay, người dùng cần hiểu biết và nắm được một số mẹo nhận biết thực phẩm chứa hàn the hay không để bảo vệ sức khỏe. Một số cách bạn có thể dùng như:

– Dùng tăm bông tẩm nghệ: Nếu thực phẩm có hàn the, tăm bông tẩm nghệ sẽ nhanh chóng chuyển từ màu vàng (của nghệ) sang màu đỏ vì hàn the là một dạng muối kiềm.

– Khứu giác: Một thực phẩm “sạch” có mùi thơm tự nhiên trong khi thực phẩm chứa hàn the thơm nồng hơn.

– Thị giác: Giò, chả “sạch”, không chứa hàn the sẽ có màu trắng hồng và có nhiều lỗ khí trên bề mặt.

– Vị giác: Nếu đã thử 3 cách trên mà vẫn không xác định được, bạn hãy thử dùng vị giác xem. Nếu như thực phẩm dai, giòn quá đà, mất tự nhiên thì có thể đã có trộn hàn the làm chất bảo quản.

6. Các nguy cơ gây ngộ độc hàn the

Các nguy cơ gây ngộ độc hàn the như sau:

– Để lẫn hàn the với các phụ gia và gia vị thực phẩm, dễ gây nhiễm chéo hoặc dùng nhầm như là 1 gia vị, muối, mì chính, bột canh.

– Hàn the được cho vào các thực phẩm truyền thống như giò, chả, bánh phu thê, bún, bánh phở,… để tăng độ giòn dai và giúp bảo quản lâu.

– Sử dụng hàn the trong bảo quản thực phẩm: như bảo quản thịt gia súc, gia cầm và thủy hải sản.

Cách tốt nhất để tránh không bị Borax gây bệnh là không bao giờ dùng chất này trong thực phẩm. Đối với người bán tạp hóa hoặc bán lẻ, đừng bán Borax dưới dạng thành phần thực phẩm và bảo đảm để chúng ở riêng biệt và không gần những loại thực phẩm khác.

7. Mua hàn the ở đâu?

Hàn the có thể mua online

Hàn the có thể mua online

Bạn có thể mua hàn the ở những công ty chuyên bán chất phụ gia uy tín, chợ thương mại điện tử Lazada, Shopee… hoặc đến các chợ hóa chất như chợ Kim Biên. Tuy nhiên, vì đây là một chất nhạy cảm, bạn cần cân nhắc sử dụng đúng mục đích và liều lượng khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng.

Hàn the cũng như những loại hoá chất khác, đều có những công dụng riêng của nó. Chúng ta cần biết về những công dụng của nó trước khi sử dụng và sử dụng đúng mục đích. Làm việc gì cũng phải có tâm, không nên vì cái lợi trước mắt mà sử dụng sai mục đích của hàn the, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và người khác. Trên đây là những kiến thức về hàn the là gì, những công dụng của hàn the là gì, mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ mình tốt hơn.

>>Xem thêm: Tương ớt lên men tự nhiên của ADC, không sử dụng chất Sudan

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai là gì?

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai là gì?

Ôi có thai rồi, thật sự vui sướng lắm các mẹ ơi! Thật vui sướng vì chúng tôi đã được ban phước lành để có một thiên thần. Hãy báo tin cho những người quan trọng của đời bạn và chia sẻ niềm vui với họ nhé. Và giờ, các mẹ hãy chuẩn bị kiến thức cho một trách nhiệm lớn lao đi nào!

Chào các mẹ, cảm giác lần đầu mang thai của các mẹ có lạ lắm không nè? Hôm nay mình sẽ chia sẻ về những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai để các mẹ có thêm thông tin để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho thai nhi nhé!

Tại sao 3 tháng đầu mang thai lại quan trọng? Bởi vì đây là giai đoạn thai nhi mới định hình, thai còn rất nhỏ, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai thì cơ thể bạn vẫn chưa thích ứng được với việc mang thai. Lúc này mọi thứ mẹ ăn, mọi việc mẹ làm đều ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên 3 tháng đầu được coi là một giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ.

Sau đây là những lưu ý cần kiêng kỵ mà cho chị em trong 3 tháng đầu của thai kỳ:

1. Không hút thuốc

Thuốc lá và thuốc lá điện tử ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

Thuốc lá và thuốc lá điện tử ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

Bạn có hút thuốc không? Nếu bạn không hút thuốc thì thật tốt, còn nếu bạn có hút thuốc thì hãy bỏ ngay nhé! Bây giờ là thời điểm tốt nhất để bỏ thuốc lá! Không chỉ vì sức khỏe của bạn mà còn tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Theo CDC, phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ bị sẩy thai hơn và trẻ sinh ra từ phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như sứt môi hoặc hở hàm ếch, sinh non, sinh con nhẹ cân và chết trẻ sơ sinh. Những em bé này cũng có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ cao hơn. Hút thuốc trong và sau khi mang thai cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhưng ít ai biết hút thuốc lá thụ động còn nguy hiểm hơn. Bởi khói thuốc chứa hơn 4.000 chất độc, mẹ bầu hít phải khói thuốc là “thủ phạm” gây nhiều ra nhiều vấn đề như sinh non, khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển…

Vì vậy hãy tránh xa khói thuốc chị em nhé, nếu anh chồng của mình đang hút thuốc hãy cố gắng bằng những lời nhẹ nhàng và chân thành nhất khuyên nhủ anh ta nên bỏ thuốc vì con mình bạn nhé!

À, bạn đang nghĩ về thuốc lá điện tử đúng không? Thuốc lá điện tử vẫn rất nguyên hiểm nhé! Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm tổng cộng 40 con chuột. Sau 54 tuần phơi nhiễm nicotine từ khói thuốc lá điện tử, có 9 con chuột, tương ứng tỷ lệ 22,5%, phát triển ung thư phổi và có 23 trường hợp chuột thí nghiệm phát triển tăng sản bàng quang, những thay đổi về gen có thể dẫn đến sự phát triển của những chuỗi gen bất thường thường gặp ở những ca bệnh ung thư.

2. Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai: Không uống rượu

Hạn chế hoặc ngưng hẳn việc dùng rượu bia khi mang thai

Hạn chế hoặc ngưng hẳn việc dùng rượu bia khi mang thai

Không những trong 3 tháng đầu, mà trong suốt quá trình mang thai các bạn nên kiêng kỵ bia rượu. Cụ thể là uống rượu trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể khiến em bé có những đặc điểm bất thường trên khuôn mặt và các vấn đề về tăng trưởng cũng như hệ thần kinh trung ương. Uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về hành vi và trí tuệ được gọi là Rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASDs).

Khi trẻ bị FASDs sẽ có các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, phối hợp kém, trí nhớ kém, khó tập trung, khuyết tật học tập, khó khăn ở trường, chậm nói và ngôn ngữ, chỉ số thông minh thấp, kỹ năng suy luận và phán đoán kém, các vấn đề về giấc ngủ và bú khi còn là trẻ sơ sinh, thị giác và thính giác các vấn đề và các vấn đề về tim, thận hoặc xương.

Nếu công việc của bạn bắt buộc bạn phải có những buổi ăn uống cùng đối tác, cố gắng bày tỏ để họ thông cảm không làm mất vui và cũng giữ gìn sức khoẻ. Các mẹ hãy bảo vệ tốt cho thiên thần của mình nhé!

3. Không ăn đồ tái, nhất là hải sản

Không nên ăn thịt tái, hải sản tái

Không nên ăn thịt tái, hải sản tái

Hải sản tái, thịt tái là món ăn rất ngon, tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn thịt, hải sản và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn listeriosis và bệnh toxoplasma. Những bệnh này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Ngoài ra chúng còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và sẩy thai. Hãy nấu chín kỹ thịt, hải sản và trứng trước khi ăn sẽ an toàn hơn.

4. Nhuộm tóc, sơn móng tay

Mang thai là lúc bạn hãy nói lời chào “tạm biệt” với bộ sưu tập nước sơn móng ưa thích và cả những màu tóc nhuộm thời thượng. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về tác động của các loại hóa chất trong thuốc nhuộm, sơn móng tay đến sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, dù có “cuồng” các hình thức làm đẹp này đến mấy, bạn cùng nên tạm hoãn trong một thời gian, chờ đến khi thai nhi đủ cứng cáp thì mới bắt đầu làm đẹp trở lại.

5. Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai: không tắm/ xông hơi

Không xông hơi khi mang thai

Không xông hơi khi mang thai

Tránh tắm hơi và bồn tắm quá nóng. Vì khi tắm hơi hoặc tắm nước nóng có nguy cơ bị quá nóng, mất nước và ngất xỉu mỗi khi bạn sử dụng phòng xông hơi khô, bồn tạo sóng, bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi ướt. Cơ thể bạn không thể giảm nhiệt hiệu quả bằng cách đổ mồ hôi và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Việc nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai của bạn tăng gấp đôi nếu bạn sử dụng một trong những điều kiêng kỵ này trong tam cá nguyệt đầu tiên.

6. Không mang giày cao gót

Đeo giày cao gót rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Đeo giày cao gót rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai cơ bản mà nhiều mẹ thường bỏ qua. Việc mang giày cao gót rất dễ gây té ngã, sảy thai. Chưa kể đến việc bụng bầu ngày một lớn dần, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể cũng thay đổi. Do đó, bạn nên chọn những loại dép giày đế bằng, thoải mái, cao tầm 3–5 cm và có độ bám tốt.

7. Tiếp xúc với phân chó mèo – Một trong những điều cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Bệnh toxoplasma từ phân chó, mèo

Bệnh toxoplasma từ phân chó, mèo

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Mẹ cần tránh tiếp xúc với phân chó mèo, vật nuôi (bò, dê, cừu…) bởi trong phân chúng thường có chứa toxoplasma làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng hiếm gặp. Do đó, nếu nhà có nuôi thú cưng, tốt nhất, bạn nên đeo găng tay, khẩu trang, rửa tay sạch sau khi dọn dẹp phân của chúng.

Như đề cập ở trên, bệnh toxoplasma có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu và những đứa trẻ sinh ra với loại ký sinh trùng này có thể phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm co giật và khuyết tật tâm thần. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực.

8. Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì: Không đứng hoặc ngồi quá lâu

Không đứng hoặc ngồi quá lâu khi mang thai

Không đứng hoặc ngồi quá lâu khi mang thai

Không chỉ trong tam cá nguyệt thứ nhất mà suốt cả thai kỳ, mẹ bầu nên tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu. Bởi điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sưng đau đầu gối, phù nề chân. Nếu công việc bắt buộc bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy tranh thủ đi lại và có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để hạn chế sự mệt mỏi.

Bên cạnh đó, khi ngồi làm việc, mẹ bầu cũng không nên bắt chéo chân, ngồi với tư thế quỳ hoặc gập gối sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân, làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

9. Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh

Một trong những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu là không tham gia các trò cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, vượt thác… Nếu dễ bị buồn nôn, hãy tránh những chuyển động tròn hoặc đứng thẳng trong không trung.

10. 3 tháng đầu mang thai cần tránh những gì? Tránh mang vác đồ nặng

Đừng cố khuân vác quá nặng khi mang thai các chị nhé

Đừng cố khuân vác quá nặng khi mang thai các chị nhé

Khom lưng, mang vác vật nặng là những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu bởi có thể gây sa tử cung. Thay vì khom lưng để lấy, bạn nên ngồi xuống cầm hay nhờ người thân mang hộ nếu đồ quá nặng. Ngoài ra, bạn có thể chia đồ ra để mang hai bên tay.

11. Chạy bộ

Nếu mẹ có thói quen tập thể dục thì việc chạy bộ nhẹ nhàng hoàn toàn không có vấn đề trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ mới tập thì thay vì chạy, bạn hãy đi bộ và dành thời gian nghỉ 30 phút/lần.

12. Đạp xe

Phụ nữ mang thai nên hạn chế đạp xe

Phụ nữ mang thai nên hạn chế đạp xe

Đạp xe không phải là một hoạt động tốt dành cho cho phụ nữ đang mang thai. Cùng với sự phát triển của thai kỳ, trọng tâm của cơ thể sẽ thay đổi khiến khả năng giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, việc đi xe đạp trên những con đường đông đúc cũng không đảm bảo an toàn.

13. Không uống quá nhiều caffeine

Hãy sử dụng caffeine ở hàm lượng vừa đủ

Hãy sử dụng caffeine ở hàm lượng vừa đủ

Đây là một điều đặc biệt khó khăn trong ba tháng đầu của thai kỳ vì bạn rất mệt mỏi. Nhưng caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim đang phát triển của thai nhi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn dường như không thể tránh xa ly cà phê? Đừng băn khoăn. Nghiên cứu cho thấy rằng với hàm lượng khoảng 200mg caffeine mỗi ngày là phù hợp trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng uống quá nhiều caffeine trong thai kỳ có thể liên quan đến nguy cơ sẩy thai cao hơn.

14. Các loại thực phẩm cần tránh khi mang thai

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai còn bao gồm việc hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho thai như như sau:

– Thịt và hải sản chưa chín kỹ như sushi, hàu sống và thịt bò tái. Các món ăn này có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại như toxoplasma hay salmonella.

– Một số loài cá biển: Dù cá biển là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe nhưng một số loại như cá thu, cá kiếm, cá kình… nếu ăn nhiều rất dễ có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Trứng sống: Ăn trứng lòng đào hay trứng sống, hay số món làm từ trứng sống như sốt mayonnaise… có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, gây đau bụng đi ngoài trong thai kỳ.

– Sản phẩm bơ sữa chưa tiệt trùng: thường bị nhiễm khuẩn Listeria. Phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch suy giảm là đối tượng rất dễ mắc phải.

– Gan: Thực phẩm giàu sắt nhưng không an toàn cho bà bầu bởi có chứa retinol và có nguy cơ gây sảy thai.

– Thực phẩm gây co thắt tử cung mạnh như dứa, đu đủ xanh, rau bồ ngót sống hay cam thảo vì có thể gây sảy thai.

– Thức uống chứa caffeine như cà phê, trà…: Tiêu thụ quá nhiều caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim và số lần đi tiểu. Thêm vào đó, caffeine còn đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi.

– Đồ uống có cồn: Khi vào cơ thể, đồ uống có cồn sẽ nhanh chóng vào máu, đi qua nhau thai, truyền vào cơ thể bé và gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ và các cơ quan. Ngoài ra, dùng rượu bia còn dẫn đến các biến chứng khi mang thai như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh…

Mang thai là một việc rất thiêng liêng và cao quý các bạn ạ. Bạn sắp được làm mẹ rồi, hãy cố gắng đảm bảo các kiêng kỵ ở trên để cho con mình một sức khoẻ tốt nhất. 3 tháng đầu mang thai là một giai đoạn thật sự quan trọng. Các mẹ hãy cố gắng nhé!

>>Xem thêm: Thèm ngọt là con trai hay con gái?

Trồng rau trong thùng xốp có độc hại không? Cách trồng rau muống trong thùng xốp

Trồng rau trong thùng xốp có độc hại không? Cách trồng rau muống trong thùng xốp

Nếu bạn đang thắc mắc không biết trồng rau trong thùng xốp có độc hại không thì câu là trả là không nhé. Còn lý do vì sau trồng rau trong thùng xốp không độc hại thì cùng xem những lý do sau:

1. Thành phần cấu tạo của thùng xốp là gì?

Thùng xốp được cấu tạo chủ yếu từ polystyrene (PS) với thành phần không khí chiếm khoảng 95% và 5% phần còn lại là dành cho PS. Thông thường các loại vật dụng làm từ xốp như thùng xốp sẽ khá nhẹ, được dùng để chứa đựng và bảo quản thực phẩm nguội, có nhiệt độ không quá nóng.

Mặc dù thành phần của thùng xốp là nhựa, nhưng chất này lại khá an toàn với sức khỏe con người. Các cơ sở, nhà máy sản xuất thùng xốp có thể kiểm soát được dư lượng của các chất có trong sản phẩm, và nếu được sử dụng đúng cách, nó hoàn toàn vô hại với sức khỏe người dùng.

Thùng xốp được cấu tạo từ 95% là không khí và 5% là Polystyrene

Thùng xốp được cấu tạo từ 95% là không khí và 5% là Polystyrene

Ngoài ra, thành phần của thùng xốp còn có bột talc và sáp ceresin. Trong đó, bột talc là một loại khoáng vô cơ, thường được ứng dụng để làm thành phần chính của phấn dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn được dùng trong dược phẩm, sản xuất giấy, sơn và chế biến thực phẩm. Còn loại bột talc (loại không chứa thành phần là sợi amiăng) thường được dùng trong mỹ phẩm.

Và sáp ceresin là một loại sáp vô cơ, giống như sáp parafin, đặc tính của nó là khá trơ, không độc, không nguy hiểm, được dùng trong sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và bảo quản rau củ quả, trái cây, chế tạo giấy không thấm nước,… Ngoài ra, trong thành phần của thùng xốp còn có a-xít caproic là một axít béo có trong mỡ động vật, lỏng, được dùng trong sản xuất hương liệu, chất bôi trơn, phụ gia cho nhựa, cao su,… Thành phần của thùng xốp còn có chứa n-hexan, đây là một thành phần của xăng dầu, bình thường sẽ được dùng để làm dung môi rẻ, khá an toàn (nhưng khá dễ bắt lửa), khá trơ và rất dễ bay hơi, và cũng được dùng làm dung môi cho keo. Độc tính của chất này tương đối thấp, chỉ gây buồn ngủ và nhức đầu khi hít phải khí có nồng độ cao.

2. Trồng rau trong thùng xốp có độc hại không?

Với những thành phần cấu tạo nên thùng xốp được nên ở phần 1 thì chúng ta thấy thùng xốp khá an toàn với sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, khi trồng rau bằng thùng xốp, chúng ta sử dụng rau gián tiếp qua nhiều giai đoạn. Rau hút chất dinh dưỡng có trong đất, đất lại được đựng trong thùng xốp chứ rau không tiếp xúc trực tiếp với thùng xốp nhiều.

Rau muống trồng trong thùng xốp

Rau muống trồng trong thùng xốp

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa) cho biết: Việc trồng rau trong thùng xốp không hề nguy hiểm đến sức khoẻ nếu chọn loại đất sạch và tưới bằng nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh. Chỉ khi nào người trồng rau trong thùng xốp dùng đất bẩn, nước ô nhiễm có chứa lưu huỳnh, thuỷ ngân, chì,… thì lúc này việc trồng rau trong thùng xốp mới nguy hiểm. Cụ thể, nếu nước ô nhiễm, những chất độc hại này sẽ bám lên thân rau sau khi tưới. Ngoài ra, nước bẩn còn là môi trường cho các loại trứng giun, sán phát triển, ký sinh tỏng rau. Vì vậy mà khi ăn rau nếu không rửa kỹ sẽ gây nên các bệnh về đường ruột.

Cũng theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh thì việc trồng rau trong thùng xốp không khác gì so với việc trồng rau trong các vật liệu khác như chậu sành, chậu sứ, thuỷ tình hay chậu gỗ,…

Như vậy, thông tin về việc trồng rau trong thùng xốp gây độc hại chỉ là tin đồn. Nếu ở nhà bạn có sẵn thùng xốp rỗng thì có thể tận dụng chúng để trồng rau nhé.

3. Cách trồng rau muống trong thùng xốp

Việc tận dụng những thùng xốp cũ để trồng rau giúp bạn có một nguồn thực phẩm sạch để dùng tại nhà. Bên cạnh đó cũng tạo không khí trong lành và dễ chịu cho sân thượng của bạn.

– Bước 1: Chuẩn bị giống và ngâm hạt

Ngâm và ủ hạt rau muống

Ngâm và ủ hạt rau muống

Các bạn có thể mua hạt giống rau muốn ở những tiệm bán cây cảnh hoặc đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Hạt giống sau khi mua về, các bạn chỉ cho ra chén 1 lượng vừa đủ để trồng. Đem hạt giống pha nước ấm (khoảng 40oC) để ngâm hạt. Nếu không có nhiệt kế để đo thì các bạn phân nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi, 3 nước lạnh sẽ ra nước ấm nhé.

Ngâm hạt giống khoảng 6 tiếng cho hạt nức mầm ra thì chắt hết nước ra, cho hạt giống vào 1 cái khăn ẩm, bọc lại và ủ trong khoảng 1-2 ngày tuỳ theo loại hạt.

– Bước 2: Trộn đất để trồng rau trong thùng xốp

Chuẩn bị đất trồng rau muống

Chuẩn bị đất trồng rau muống

Hạt giống sau khi ủ 2 ngày sẽ ú nanh rể ra, chúng ra sẽ đem chúng đi gieo.

Thùng để trồng rau chúng ta đục những lỗ dưới đáy cho thoát nước. Đất trồng chúng ta sử dụng tro trấu, sơ dừa và phân gà (dạng viên nén). Với 1 thùng xốp chúng ta sử dụng khoảng 10 ký tro trấu, 10 ký sơ dừa và 1 ký phân gà là được.

– Bước 3: Cách trồng rau trong thùng xốp

Gieo hạt và trồng rau trong thùng xốp

Gieo hạt và trồng rau trong thùng xốp

Cho đất đã trộn vào thùng xốp, tưới nước cho đất ướp đều. Dùng ngón tay tạo những đường rãnh trên đất để gieo hạt. Những đường rãnh này song song và cách nhau khoảng 5 cm. Sau đó cho hạt giống vào những rãnh này. Chú ý để những hạt giống ở khoảng cách thưa thưa ra cho rau mập.

Sau khi cho hết hạt giống vào luống, lấy đất phủ kín hạt giống. Tưới nước lên thùng rau 1 lần nữa.

Để thùng trong mát hoặc phủ lên thùng 1 lớp lá cây khô. Khi ra nhú lên khỏi mặt đất thì lấy lớp lá cây ra.

Hằng ngày tưới nước 1 lần cho rau vào buổi sáng là được.

Thành quả sau 1 tuần trồng

Thành quả sau 1 tuần trồng

Sau khoảng 1 tuần rau muống của bạn sẽ cau khoảng 10-15 cm. Lúc này nếu mật độ rau quá dày các bạn có thể tỉa bớt để ăn dần.

Như vậy với những bước đơn giản ở trên là các bạn có thể tận dụng những thùng xốp bỏ trống ở nhà để trồng rau ăn được rồi. Nếu không thích ăn rau muống, bạn có thể trồng rau mồng tơi, rau dền, cách trồng cũng tương tự như trên.

>>>Xem thêm: Cách luộc rau muống xanh giòn

Ăn cá viên chiên bao nhiêu calo? Bò viên chiên bao nhiêu calo?

Ăn cá viên chiên bao nhiêu calo? Bò viên chiên bao nhiêu calo?

Món cá viên chiên là món ăn thường được bán nhiều ở các vỉa hè, khu vui chơi, công viên giải trí, … Đây là món ăn vặt được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy ăn cá  viên chiên bao nhiêu calo? Ăn cá viên chiên bao nhiêu sẽ tốt cho sức khoẻ?

1. Cá viên chiên bao nhiêu calo?

1 xiên cá viên chiên (khoảng 4 viên) sẽ chứa 35 KCal. 4 xiên cá viên chiên chứa 140 KCal. Theo tính toán và phân tích thì 100g cá viên chiên sẽ có khoảng 160 Kcal. Trường hợp cá viên chỉ đem hấp không chiên thì 100g cá viên sẽ có giá trị dinh dưỡng là 123 Kcal. Lượng calo mỗi ngày cần cho 1 người trưởng thành khoảng 2000 calo. Vậy nếu ăn 3 bữa thì mỗi bữa cần 667 calo (khoảng 500 gram cá viên chiên hay 18 xiên cá viên). Mỗi ký cá viên có khoảng 160 viên.

Xiên cá viên thường có từ 4-5 viên

Xiên cá viên thường có từ 4-5 viên

Lượng calo từ 4 xiên cá viên chiên khi chúng ăn vào là 140 calo, để thải hết lượng calo này ra ngoài chúng ta cần chạy bộ 3 km và hít đất 150 cái nhé.

2. Ăn bao nhiêu xiên cá viên chiên là đủ?

Cá viên chiên có nhiều dầu mỡ và ăn nhiều sẽ rất ngán, vì vậy khi ăn cá viên chiên không ai ăn cùng lúc 18 xiên cả. Thay vào đó, chúng ta sẽ ăn thêm các món đồ chiên khác như bò viên chiên, đậu bắp chiên, tôm chiên, trứng cút chiên, …

Hơn thế nữa, trước khi đi chơi ăn cá viên chiên thì chúng ta thường đã ăn trước ở nhà, vì vậy mà khi đi chơi thì chỉ nên ăn khoảng 4 xiên cá viên chiên (16 viên) là đủ.

3. Nguồn gốc và tên gọi của cá viên chiên

Ở Việt Nam, chúng ta hay gọi cá viên chiên đơn giản là cá viên. Còn đi ra thế giới, mỗi nước lại có các tên gọi khác nhau về cá viên như ở Hồng Kông thì người ta gọi cá viên chiên là Ngư Đản. Ở Malaysia và Singapore thì người ta gọi là Ngư Hoàn hay Ngư Viên.

Nhà hàng bán các món mì với cá viên

Nhà hàng bán các món mì với cá viên

Thực tế thì chưa có nhiều thông tin về nguồn gốc xuất xứ của cá viên chiên. Một số thông tin cho rằng cá viên chiên có xuất xứ từ Trung Hoa, sau đi có mặt ở nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới. Những viên chả cá trắng được phục vụ trong một số nhà hàng truyền thống của Hồng Kông được làm bằng cá tươi. Trong khi các quán ăn đường phố sẽ dùng loại cá có giá thành rẻ hơn kết hợp với hỗn hợp bột để giảm chi phí, thích hợp với nhu cầu của nhiều người.

4. Thành phần của cá viên chiên có gì?

Cá viên chiên có thành phần chính là từ cá. Cá dùng làm cá viên thường là những loại cá có nhiều thịt như cá basa, cá hú, cá thác lác, cá biển, … Tuỳ từng vùng miền mà cá viên chiên có thành phần khác nhau. Cá viên chiên phục vụ mục đích thương mại, giá rẻ chủ yếu được làm từ cá basa vì loại cá này có nhiều thịt, giá thành rẻ.

Ngoài thành phần chính là cá, cá viên chiên còn có một số nguyên liệu khác như bột bắp, bột chiên xù, trứng gà và các gia vị khác cho ra viên cá vừa ăn.

5. Ăn cá viên có tốt cho sức khoẻ không?

Ăn cá viên sẽ tốt cho sức khoẻ nếu thành phần của cá chủ yếu từ thịt cá basa, cá thác lác hoặc các loại cá tươi tự nhiên. Bên cạnh đó, ăn cá viên hấp hoặc lẩu cá viên sẽ tốt hơn so với cá viên chiên.

Ăn cá giúp tăng tuổi thọ

Ăn cá giúp tăng tuổi thọ

Cá viên được làm từ cá basa có hàm lượng calo thấp, giàu protein giúp tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cá viên từ cá basa phù hợp cho những người đang ăn kiêng. Một khẩu phần 126 g cá basa cung cấp 158 calo, 22,5 g protein, 7 g chất béo, 2 g chất béo bão hòa, 73 mg cholesterol và 89 mg natri. Cá viên được làm từ cá basa có hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó loại cá viên nào có được.

6. Cách làm cá viên chiên tại nhà

Nếu bạn lo ngại các vấn đề về sức khoẻ khi ăn cá viên chiên ngoài vỉa hề hay cá viên chế biến sẵn thì bạn cũng có thể tự làm món này tại nhà. Sau đây là cách làm cá viên chiên tại nhà mà chúng tôi đã thử và khá ngon.

6.1 Nguyên liệu cần có:

Cá basa- Nguyên liệu chính để làm cá viên

Cá basa- Nguyên liệu chính để làm cá viên

1 con cá basa khoảng 1 ký

3 muỗng canh bột bắp

1 gói bột chiên xù (150 gram)

3 quả trứng gà ta

1 trái dưa leo

100 gram Hành lá, ngò

50 gram Hành khô, tỏi băm

Gia vị: Hạt nêm, nước mắm cá cơm 30N, bột ngọt, đường, tiêu bột, dầu ăn, tương ớt, xốt mayonnaise.

6.2 Cách làm cá viên chiên:

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá, ngò bạn đem nhặt rồi rửa sạch và thái nhỏ ra, có thể chừa lại 1 ít để trang trí.

Dưa leo cắt 2 đầu, bào bỏ vỏ ngoài đi rồi thái lát tròn.

Trứng gà đem đập ra bát, cho chút muối vào rồi đánh tan. Tiếp đó cho bột chiên xù vào, đánh đều tay để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Các bạn đi làm sạch, sau đó phi lê lấy phần thịt cá ra, bỏ phần da. Mang cá đi rửa sạch rồi thái miếng để ướp. Gia vị ướp có thể áp dụng theo công thức như sau: 1 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu xay, một muỗng cà phê bột ngọt, hành khô và tỏi băm. Nếu bạn muốn ăn cay thì có thể cho thêm ớt vào. Ướp cá khoảng 15 phút bên ngoài rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh để khoảng 1 tiếng cho cá đông lại.

– Bước 2: Chế biến cá viên

Khi đã ướp cá được 15 phút lấy cá ra khỏi tủ lạnh rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm vào 3 muỗng bột bắp và xay nhuyễn. Sau đó cho cá đã được xay ra tô và dùng thìa lớn để quết nhiều lần.

Cho một ít dầu vào chén nhỏ, đeo bao tay ni lông rồi quét dầu ăn lên bao tay. Chia nhỏ phần cá đã xay ra từng phần nhỏ bằng nhau và vo thành viên tròn cho đến khi hết chỗ cá.

Sau khi vo xong thì bạn cho viên cá vào trong tô bột chiên xù và trứng đã chuẩn bị sẵn để tăng độ thơm ngon của món cá viên hơn.

– Bước 3: Chiên cá viên

Cho dầu ăn vào 1/3 chảo, đợi đến khi dầu sôi già thì thả cá viên vào chiên. Chiên cá viên ở mức độ lửa vừa, khi thấy màu cá viên ngả vàng thì vớt ra để trên giấy thấm dầu cho ráo dầu là đã có thể sử dụng được rồi đấy.

7. Giá bán cá viên ngoài thị trường là bao nhiêu?

Giá bán các viên dao động từ 100-150k mỗi ký. Thậm chí có những nơi bán cá viên chỉ từ 50k/ký. Cụ thể, tại bachoaxanh, cá viên Tân Việt Sin bịch 200g có giá 32k, cá viên Bếp 5 Sao bịch 500g có giá 71k.

Còn tại xienquegiasi, cá viên chiên có giá chỉ 49k/ký.

Cá viên chiên được bán giá sỉ chỉ 49k/ký

Cá viên chiên được bán giá sỉ chỉ 49k/ký

Như vậy, tuỳ vào chất lượng, nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại cá viên có mức giá phù hợp với bản thân. Giá cá viên cũng thay đổi theo các thời điểm khác nhau.

Trên đây là những thông tin về ăn cá viên chiên bao nhiêu calo và những hiểu biết thêm về cá viên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Câu trả lời cho câu hỏi cá viên chiên bao nhiêu calo đã được chúng tôi trình bày ở trên. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các loại đồ chiên khác nhé!

8. Bò viên chiên bao nhiêu calo?

Bò viên có giá trị dinh dưỡng cao hơn cá viên

Bò viên có giá trị dinh dưỡng cao hơn cá viên

Một món ăn vặt khác cũng khá phổ biến đó là bò viên chiên. Mỗi 100 gram thịt bò viên chiên sẽ có hàm lượng calo từ 180-250 calo. Mỗi xiên que thịt bò viên chiên (4 viên) cung cấp khoảng 50 Calo.

Tuỳ vào chỗ chế biến bò viên mà giá trị dinh dưỡng của bò viên chiên cũng thay đổi theo. Nếu sử dụng nhiều thịt bò thì giá trị dinh dưỡng của 100 gram bò viên có thể lên đến 250 calo. Nhưng để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, bò viên sẽ được tẩm ướp với nhiều phụ gia thực phẩm khác, vì thế mà giá trị dinh dưỡng của bò viên chỉ khoảng 150 Calo.

>>Xem thêm: Cách làm món thịt heo ngâm nước mắm chống ngán

_________________________________________________

TƯƠNG ỚT LÊN MEN TỰ NHIÊN TAM’S CỦA ADC

  • Tương ớt được làm từ ớt tươi của trang trại ớt ADC.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại, sản xuất trong quy trình khép kín.
  • Sản phẩm được lên men tự nhiên có mùi thơm đặc trưng của ớt và tỏi.
  • Không sử dụng hương ớt nhân tạo.
  • Sản phẩm là tâm huyết của người dẫn đầu, mong muốn mang đến những sản phẩm tươi ngon – an toàn – chất lượng, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.
📲Bà con có thể đặt hàng tại:
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng| Tổng hợp những cách chữa bỏng tại nhà

Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng| Tổng hợp những cách chữa bỏng tại nhà

Nếu bạn bị bỏng nặng thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức để được đưa đến bệnh viện. Bài viết này cung cấp các cách làm giảm đau rát khi bị bỏng nhẹ và làm lành vết thương khi bị bỏng. Vì vậy, trường hợp bị bỏng nặng bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.

NHỮNG CÁCH LÀM GIẢM ĐAU RÁT KHI BỊ BỎNG NHẸ

1. Cho ngay vết bỏng vào vòi nước sạch

Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh (nước mát không dùng nước đá) khoảng 15 phút, sau đó tiến hành các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tiếp theo tùy vào tình trạng vết bỏng nhé. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước sạch rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát.

Khi bị bỏng nhẹ ngay lập tức cho vết bỏng vào rửa dưới vòi nước sạch

Khi bị bỏng nhẹ ngay lập tức cho vết bỏng vào rửa dưới vòi nước sạch

Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.

Đây là cách hiệu quả nhất để xoa dịu cảm giác đau rát do vết bỏng và giảm khả năng “ăn sâu” của vết bỏng vào bên trong da.

2. Giảm đau rát cho vết bỏng bằng Vaseline

Vaseline có khả năng giữ ẩm và làm mềm da phù hợp với lớp da đang háo ẩm vì tổn thương do bỏng. Bởi vậy, sáp dưỡng ẩm vaseline thường được sử dụng để làm dịu vết bỏng.

Vaseline giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Vaseline giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Vaseline thực chất là một sản phẩm dưỡng da. Công dụng chính của em này là dưỡng ẩm vì có kết cấu dạng sáp, khá đặc. Thành phần chính của Vaseline là Petroleum jelly. Petroleum Jelly là sản phẩm hoá dầu được hình thành trong quá trình sản xuất dầu thô. Sau đó, trải qua nhiều lần tinh chế để loại bỏ các tạp chất. Lượng Petroleum Jelly được sử dụng để làm sản xuất Vaseline có nồng độ tinh khiết rất cao.

Chất này khi sử dụng trên da sẽ tạo nên một lớp màng rất ẩm, có khả năng chống lại sự thoát hơi nước, giúp da không bị mất nước. Từ đó, giúp da luôn ẩm, hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn.

3. Chữa bỏng bằng khoai tây

Nếu bạn bị bỏng nhẹ và nhà đang có sẵn những lát khoai tây thì nên dùng ngay nhé. Những lát khoai tây sống sẽ có khả năng làm dịu và chống kích ứng trên da, rất hữu ích cho những vết bỏng nhỏ và nhẹ, đặc biệt là trên tay.

Nếu có sẵn khoai tây, hay dùng nó để chữa bỏng

Nếu có sẵn khoai tây, hay dùng nó để chữa bỏng

Bạn hãy sử dụng khoai tây sống, cắt thành lát mỏng và đắp lên vết bỏng trong vòng 15 phút để làm dịu vết thương ngay sau khi bị bỏng.

4. Trị bỏng bằng dầu dừa và nước chanh

Bạn đã bao giờ nghe nói về lợi ích của dầu dừa cho làn da, mái tóc và sức khỏe? Dầu dừa không chỉ được sử dụng cho ngành công nghiệp làm đẹp, mà còn được sử dụng trong việc chữa một số bệnh ngoài da kể cả bỏng.

Dầu dừa và nước cốt chanh giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Dầu dừa và nước cốt chanh giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Để chữa vết bỏng do nước sôi gây ra, bạn trộn một ít dầu dừa cùng vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng. Dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn, nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng. Dung dịch này thực sự không thua gì một loại thuốc trị bỏng nào mà lại luôn có sẵn trong bếp hoặc tủ lạnh.

5. Mật ong trị bỏng

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, một trong những số đó là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả. Hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Dùng mật ong chữa vết bỏng

Dùng mật ong chữa vết bỏng

Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, chỗ vết bỏng của bạn sẽ lên da non và lành lặn như cũ.

6. Chữa vết bỏng bằng cây lô hội (nha đam)

Chữa bỏng bằng nha đam (lô hội)

Chữa bỏng bằng nha đam (lô hội)

Nha đam chữa đau rát và trị bỏng rất hiệu quả. Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, bạn cắt 1 miếng nha đam đắp lên, cũng chà nhẹ như với khoai tây để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng. Chẳng bao lâu vết thương sẽ mau lành mà bạn cũng không cần dùng đến thuốc đặc trị.

7. Trà đen giúp giảm đau rát do bỏng

Chữa bỏng bằng trà đen

Chữa bỏng bằng trà đen

Loại này ngày xưa mình hay dùng nhất do nhà mình có ba với ông hay uống trà, nên sáng này cũng có xác trà. Còn bây giờ thì đa số chúng ta sử dụng trà túi lọc.

Acid tannic trong trà đen sẽ giúp vết bỏng giảm cảm giác đau rát khó chịu. Nếu bạn có sẵn trà thì cho trà vào túi vải rồi quấn lên vết bỏng. Nếu xác trà còn nóng thì cần ngâm với nước lạnh trước khi đắp lên vết bỏng nhé.

8. Giảm đau rát cho vết bỏng bằng giấm các loại

Giấm dùng để chữa vết bỏng rất tiện lợi

Giấm dùng để chữa vết bỏng rất tiện lợi

Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng, sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này rồi băng lại, cứ 2 – 3 giờ thay băng gạc mới một lần. Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

9. Lá mã đề

Lá mã đề

Lá mã đề

Lá cây mã đề cũng có hiệu quả trị bỏng nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Bạn cần nghiền nát lá cây mã đề rồi thoa đều lên vết bỏng, sử dụng 1 miếng gạc mềm để quấn quanh vết thương. Sau khi lá khô, thay miếng băng khác.

10. Nước ép hành tây

Nước ép hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh có thể giảm đau và giảm nguy cơ mụn nước cho vết bỏng.

Sử dụng nước ép hành tây để chữa vết bỏng nhẹ

Sử dụng nước ép hành tây để chữa vết bỏng nhẹ

Bạn cắt một miếng hành tây rồi vắt nước lên chỗ bỏng, nhớ là cắt ra phải dùng ngay vì hành tây để lâu sẽ mất đi chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp. Kiên nhẫn làm vài lần trong ngày, vùng da bị bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục.

11. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu oải hương chứa chất giảm đau và sát trùng giúp giảm hệ quả xấu từ vết thương bỏng.

Bạn dùng vài giọt tinh dầu oải hương với 1 ly nước, thấm vải mềm vào hỗn hợp sau đó chấm lên vùng bị bỏng nhiều lần. Ngoài ra còn có thể kết hợp tinh dầu này với mật ong để đặt lên vết bỏng vài lần trong ngày.

12. Chữa bỏng bằng lòng trắng trứng

Giảm vết phồng rộp khi bị bổng bằng lòng trắng trứng

Giảm vết phồng rộp khi bị bổng bằng lòng trắng trứng

Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khuấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.

13. Giảm đau rát do bỏng với nghệ

Chữa bỏng bằng nghệ tươi

Chữa bỏng bằng nghệ tươi

Nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu phộng, đợi nguội rồi đổ vào lọ bảo quản khi cần dùng. Nếu bị bỏng, bạn lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da. Đây chính là cách làm giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả mà bạn có thể làm sẵn để dành dùng dần.

14. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh dùng bôi khi bị bỏng thường chứa hoạt chất Bacitracin hay Neosporin. Thuốc này được sử dụng khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi bôi lên vết bỏng, có thể dùng băng gạc vô trùng để che lại để tăng hiệu quả.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh chữa vết bỏng

Dùng thuốc mỡ kháng sinh chữa vết bỏng

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó bạn không nên bôi kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ kháng sinh chỉ được tự sử dụng với bỏng nhẹ. Với phụ nữ có thai hoặc người bỏng nặng đa phần sẽ được yêu cầu phương pháp điều trị khác.

15. Kem silver sulfadiazin 1%

Chữa bỏng bằng Silver Sulfadiazine 1%

Chữa bỏng bằng Silver Sulfadiazine 1%

Bạc sulfadiazin dùng để phòng và trị nhiễm khuẩn sau khi bệnh nhân hồi sức giảm đau hoặc ghép da. Ưu điểm của kem bạc sulfadiazin là có thể dùng cho vết bỏng cấp độ 3. Tuy nhiên so với các thuốc khác, kem silver sulfadiazin khá kén người dùng hơn. Một số trường hợp không nên dùng thuốc này:

Phụ nữ có thai và trẻ sinh non, trẻ  sơ sinh dưới 2 tháng vì thể làm gia tăng khả năng bệnh vàng da nhân não ở trẻ.

Người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase vì có thể gây thiếu máu tán huyết.

Người bị bỏng diện tích lớn mắc bệnh lý nền: do nồng độ cao có thể tương tác với thuốc khác như thuốc hạ đường huyết, phenytoin.

Trên đây là những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng và tự chữa vết bỏng nhẹ tại nhà. Nếu có điều kiện, khi bị bỏng bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị tốt nhất nhé.

KHÔNG NÊN THOA GÌ KHI BỊ BỎNG?

Việc chữa vết bỏng cũng có những kiêng kỵ nhất định do vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng. Sau đây là một số cách không nên dùng khi chữa vết bỏng:

1. Không nên dùng kem đánh răng để chữa vết bỏng

Bôi kem đánh răng vào vết bỏng là cách hay được truyền tai nhau nhất để làm dịu vết phỏng. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy kem đánh răng có hiệu quả. Ngược lại, kem đánh răng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây kích ứng chỗ bỏng (miệng chai kem đánh răng thường tiếp xúc với bàn chảy, nếu bàn chảy đánh răng không sạch sẽ làm vi khuẩn bám vào miệng chai kem đánh răng). Nghiêm trọng hơn là nó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng làm vết thương lâu lành.

2. Không dùng Mỡ Trăn để chữa bỏng

Mỡ trăn là mỡ động vật nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Bôi mỡ trăn vào vết bỏng, nhất là những vết thương có nốt phồng rộp bị vỡ có thể gây hoại tử da.

Thông qua bài viết trên, đã giúp bạn trả lời câu hỏi cách làm giảm đau rát khi bị bỏng và ngừa sẹo. Cần lưu ý các thuốc hay dược liệu trên chỉ nên sử dụng để trị bỏng nhẹ tại nhà. Với các vết thương do bỏng cấp độ nặng hơn cần đến bệnh viện điều trị và nhận tư vấn của bác sĩ. Chúc các bạn mau hồi phục vết bỏng của mình.

NÊN ĂN GÌ KHI BỊ BỎNG?

Việc có một tinh thần lạc quan và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp vết bỏng của bạn mau phục hồi hơn, ngăn ngừa các vết sẹo xấu. Sau đây là các loại thực phẩm nên sử dụng theo các giai đoạn của vết bỏng:

1. Giai đoạn đầu sau khi bị bỏng 48 tiếng

Lúc này da bị mất nước do chảy dịch. Vì vậy ở giai đoạn này cần bổ sung nhiều loại vitamin, các thực phẩm chứa nhiều nước. Lượng nước cần hàng ngày 2.500-3.000ml. Với người bị bỏng lượng nước cần gấp 3-4 lần người bình thường, tức là bạn cần uống nhiều nước hơn.

Các bạn cũng có thể thay nước bằng:

  • Trà loãng
  • Sữa, sữa đậu nành,..
  • Nước dưa hấu, nước hoa quả,..
  • Nước đậu xanh sữa
  • Nước atisô
  • Các loại hoa quả tươi khác…
Giai đoạn đầu của vết bỏng

Giai đoạn đầu của vết bỏng

2. Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm sau 48 tiếng

Trong giai đoạn này các bạn cần ăn các thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu. Protein cũng nên bổ sung để bù lại lượng chất đã mất, bảo đảm quá trình tái sinh da tốt.

Các thực phẩm nên ăn giai đoạn này gồm:

  • Rau màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi…
  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt.
  • Thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cà rốt.

3. Giai đoạn phục hồi

Ở giai đoạn phục hồi cần các thực phẩm có nhiều protein chất lượng cao, vitamin, chất giàu trị dinh dưỡng. Nên ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

>>>Xem thêm: Cách nấu súp gà thập cẩm tẩm bổ