bởi ADC FOODS | Sat, Jul, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Chân gà là món ưa thích của nhiều người, những chiếc chân gà mủm mỉm, dai giòn khi luộc hay nướng đều rất ngon. Món chân gà sốt thái là một trong những món được chế biến từ chân gà rất được ưa chuộng. Vậy chân gà sốt thái để được bao lâu sao khi chế biến? Bảo quản chân gà sả tắc sao cho đúng cách sau khi chế biến?
1. Chân gà sốt thái để được bao lâu trong tủ lạnh?
Thông thường, nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh sẽ ở mức 1.70C đến 50C, nhưng 00C mới là mức nhiệt lý tưởng nhất cho ngăn mát. Ở nhiệt độ này bạn có thể bảo quản rất nhiều loại thực phẩm như: bánh kẹo, đồ ăn thừa muốn dùng lại cho bữa sau, hoa quả, đồ uống, mỹ phẩm (mặt nạ, kem dưỡng,..).
Riêng đối với ngăn để thực phẩm tươi: mức nhiệt tối ưu là 10C- 40C. Ở mức nhiệt này vi khuẩn khó để phát triển giúp thực phẩm và rau củ quả được bảo quản lâu hơn mà vẫn giữ được độ tươi ngon.
Món chân gà sốt thái sau khi chế biến, nếu để trong ngăn mát tủ lạnh các bạn có thể để được tối đa 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ ngăn mát từ 10C- 40C.
>>>Cách làm chân gà sốt Thái siêu ngon tại nhà
2. Chân gà sốt thái để được bao lâu trong điều kiện thường?
Nên bảo quản món ăn trong thiết bị kim loại, thuỷ tinh
So với điều kiện trong tủ lạnh, nhiệt độ bình thường ngoài trời cao gấp 15-30 lần. Chính vì vậy, khi để món ăn sau khi chế biến ở nhiệt độ thường sẽ rất mau bị hỏng, món chân gà sốt thái chỉ để được khoảng quá 2 ngày ở điều kiện nhiệt độ thường. Sở dĩ có chuyện này là vì nhiệt độ tối ưu để vi khuẩn sinh trưởng là từ 20-450C. Ở các vùng khí hậu lạnh như Đà Lạt, SaPa hay vào mùa đông, thời gian bảo quản các thực phẩm ở nhiệt độ thường cũng sẽ lâu hơn. Nếu ở thời điểm mùa hè ở Tp.HCM thì món chân gà sốt thái chỉ được dùng trong 2 ngày, nếu quá 2 ngày thì đừng nên dùng.
3. Cách bảo quản chân gà sốt thái
– Dụng cụ đựng:
Chân gà sốt thái sau khi làm nên cho vào lọ thuỷ tinh, có nắp đậy kín. Chú ý lọ thuỷ tinh phải được rửa sạch và để thật ráo nước. Trong quá trình cho chân gà sốt thái vào hủ phải dùng dụng cụ sạch sẽ, không dùng chung các dụng cụ đã dính các tạp chất khác.
– Bảo quản trong tủ lạnh:
Chỉ bảo quản chân gà sốt thái trong ngăn mát tủ lạnh, không để trong ngăn đá. Chân gà sốt thái sau khi làm xong phải bọc giấy bọc thực phẩm (nếu để trong tô, thau không có nắp đậy), đậy nắp kín (nếu bảo quản trong hủ), tránh hãm mùi cho các thực phẩm khác.
– Bảo quản ở điều kiện thường:
Sử dụng món ăn từ 2-4 tiếng sau khi chế biến
Nếu trường hợp không có tủ lạnh, cần sử dụng món chân gà sốt thái sau khi chế biến từ 2-4 tiếng, lúc này món ăn đã ngấm gia vị là thời điểm thích hợp nhất để dùng và an toàn nhất. Nếu không dùng hết, phải đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao.
– Cách bảo quản chân gà sốt thái được lâu:
Để món ăn bảo quản được lâu thì khi lấy chân gà ra ăn thì các bạn nên dùng các dụng cụ gắp chân gà như thế muỗng, đũa và cần được để khô sạch sẽ. Nếu như dính nước hay dầu mỡ thì món chân gà sẽ không bảo quản được lâu.
Trên đây là thời gian bảo quản chân gà sốt thái và cách bảo quản mà Bếp Tâm chia sẻ với các bạn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thể bảo quản được món ăn này lâu hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bản thân.
>>>Cách làm cánh gà chiên nước mắm tỏi
bởi ADC FOODS | Tue, Jun, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Món củ cải ngâm nước tương dễ làm, dùng để ăn sáng với cháu trắng rất tốt và nhẹ bụng. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ với các bạn cách làm củ cải ngâm nước tương cực kỳ đơn giản nhé. Với cách làm này các bạn sẽ cho ra món củ cải ngâm giòn và dai.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Nguyên liệu làm củ cải ngâm nước tương
– Củ cải trắng: 800 gram (lựa loại củ nhỏ, chắc tay, đừng lấy củ quá to).
– 3 trái ớt sừng.
– 1 củ tỏi
– Muối: 2 muỗng canh
– Nước tương lên men TAM’S của ADC: nửa chén
– Đường: nửa chén
– Nước lọc: nửa chén
– Hủ ngâm 1 lít: hủ thủy tinh.
2. Cách làm củ cải ngâm nước tương
– Bước 1: Cắt và rửa củ củ cải
Củ cải không gọt vỏ, chỉ cắt phần đầu và đích bỏ đi. Sau đó cắt từng khúc dài cỡ 5 cm. Bổ củ cải thì chiều dọc là 6 miếng nhỏ (xem hình minh họa). Sau khi đã cắt xong cho 2 muỗng muối vào, xốc lên cho muối thấm đều củ cải. Để đó 2 tiếng cho muối thấm.
Bước 1: Cắt nhỏ củ cải
– Bước 2: Cắt tỏi và ớt
Tỏi lột vỏ, cắt thành từng miếng mỏng. Ớt rửa sạch, cắt xéo từng khoanh theo chiều dọc, bỏ bớt hạt.
– Bước 3: Rửa củ cải và mang đi phơi nắng
Phơi nắng củ cải trước khi ngâm nước tương
Củ cải sau khi ngâm 2 tiếng thì các bạn đem đi rửa thật sạch với nước. Trong lúc rửa bóp mạnh từng miếng củ cải. Cho ra rổ cho ráo nước rồi cho lên cái mâm đi phơi nắng khoảng 4-6 tiếng cho củ cải héo lại. Cho ớt và tỏi lên phơi chung luôn.
– Bước 4: Nấu nước tương ngâm củ cải
Cho nửa chén nước tương lên men đã chuẩn bị vào, thêm nửa chén đường, nửa chén nước mắm vào. Sau đó bắt lên bếp nấu cho nước sôi lên và tan hết đường thì tắt bếp, để nguội.
– Bước 5: Cách làm củ cải ngâm nước tương để được lâu
Củ cải và tỏi ớt sau khi phơi đã héo lại và hết nước thì chúng ta cho vào hủ. Sau đó cho phần nước ngâm củ cải đã nguội vào. Chú ý đổ cho ngập hết bề mặt củ cải, đập nắp lên để khoảng 1 ngày là ăn được.
Khi ăn các bạn gắp củ cải ra ăn, củ cải đã gắp ra không được cho vô lại hủ. Món này ăn chay được nha các bạn. Các bạn làm thử đi nhé, ngon khỏi chế luôn.
>>>Cách làm măng chua để cả năm
bởi ADC FOODS | Wed, Jun, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Mùa vải tới rồi, năm nay cả nước đang kêu gọi giải cứu vải thiều do tình hình dịch Covid-19. Nếu các bạn đã mua nhiều vải mà ăn không hết thì tham khảo cách làm vải ngâm đường này nhé. Khi ngâm được các bạn sẽ bảo quản vải được lâu hơn, để dành dùng vài tháng vẫn được nhé!
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu làm món vải ngâm đường
Ở đây mình đưa ra công thức làm với 1 ký vải tươi, nếu các bạn làm nhiều hơn thì cứ tính theo cấp số nhân lên nha.
– Vải tươi: 1 ký
– Đường cát: 200 gram (nếu các bạn có đường phèn thì dùng 500gram).
– Muối: 1/3 muỗng cà phê (chú ý là 1/3 chứ không phải 3 muỗng nha)
– Trà lipton: 1 gói
– Nước: 400ml
– Hủ thủy tinh 1 lít: 1 hủ
Do đây là cách làm vải ngâm đường đơn giản nên chỉ cần chuẩn bị mấy nguyên liệu đó là đủ rồi.
2. Cách làm vải ngâm đường đơn giản: chi tiết từng bước
Bước 1: Luộc vải và tách hạt
Bước 1: Luộc vải và tách hạt
Cho vào nồi 1,5 lít nước, đung sôi sau đó cho hết vải vào. Đây nấp đúng 1 phút thì đổ vải ra rổ cho ráo nước.
Chuẩn bị 1 thau nước đó để ngâm vải. Vải đã luộc các bạn lột vỏ, sau đó dùng cái đuôi muỗng để nại cái hạt ra. Sau đó cho phần ruột đã lấy hạt vào thau nước đá. Ngâm ruột vải trong được đá khoảng 10 phút vớt ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Nấu nước đường ngâm vải
Bước 2: Nấu nước đường để ngâm vải
Cho 200 gram đường vào nồi, sau đó cho 400ml nước vào, thêm 1/3 muỗng café muối. Bật bếp lên và nấu, trong lúc nấu chú ý khuấy nhẹ để đường không bị dính đáy nồi làm đường bị khét, không khuấy quá mạnh. Nấu đến khi đường tan ra hết thì tắt bếp, để đường thật nguội.
Bước 3: Ngâm vải
Bước 3: Cho vải vào lọ thủy tinh ngâm trong 2 ngày
Cho vải đã ráo nước vào hủ thủy tinh, sau đó đổ nước đường đã nguội vào, đổ ngập hết trái vải. Đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày là dùng được.
3. Cách làm trà vải
Cho 100ml nước nóng vào ly, sau đó cho gói trà lopton vào. Ngâm khoảng 3 phút thì lấy gói trà túi lọc ra. Chuẩn bị 1 cái ly khác, cho 3 trái vải ngâm xuống đáy ly, sau đó cho 3 muỗng nước vải ngâm vào, đổ hết ly trà túi lọc vào. Sau đó cho nước đó vô. Cuối cùng các bạn cho 3 trái vải ngâm đường lên mặt, thêm cọng rau húng quế là được ly trà vải cực mát cho ngày hè rồi.
>>>Cách làm sủi cảo tôm thịt tại nhà
bởi ADC FOODS | Fri, Apr, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Tôm làm loại thực phẩm gần gũi và dễ tìm. Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ cách làm ruốc tôm, một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé yêu. Với cách làm ruốc tôm đơn giản, nhanh gọn này đảm bảo các chị em có thể tự làm tại nhà cho bé nhà mình, cùng thôi dõi cách làm nào.
1. Cách chọn nguyên liệu làm ruốc tôm cho bé
Tôm sú để làm ruốc tôm cho bé
Để làm món ruốc tôm cho bé, chúng ta cần một số nguyên liệu sau:
Stt |
Tên nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Tôm sú tươi |
1 ký |
2 |
Gừng tươi |
1 củ |
3 |
Vỏ quế |
1 miếng nhỏ |
4 |
Tinh dầu gấc |
2 muỗng cà phê |
5 |
Nước mắm ngon |
2 muỗng cà phê |
6 |
Hạt mắc khén |
½ muỗng cà phê |
7 |
Sả cây |
3 cây |
*Lưu ý: Các bạn có thể chọn tôm thẻ thay cho tôm sú vì tôm sú giá thành khá cao, tuy nhiên tôm sú sẽ cho ra màu sắc và hương vị ngon hơn.
2. Cách làm ruốc tôm cho bé
– Bước 1: Hấp tôm
Cho 500 ml nước vào nồi, cho miếng vỏ quế vào. Để xửng hấp lên, sau đó cắt lát xả thành từng miếng cho lên bề mặt xửng, cho tôm sú vào, thêm gừng cắt lát vào và hấp trong 10 phút.
– Bước 2: Lột vỏ tôm
Hấp tôm xong, đem ra lột sạch vỏ, bỏ phần đầu và đuôi. Chú ý nếu phần đầu còn đất thì bỏ luôn.
Các bước làm ruốc tôm cho bé
– Bước 3: Giã tôm
Cho tôm đã lột vào cối, dùng chày giã nhuyễn.
– Bước 4: Xao tôm cho khô nước
Cho phần tôm đã giã nhuyễn lên chảo, thêm 2 muỗng cà phê tinh dầu gấc, 1 muỗng cà phê hạt mắc khén, 1 muỗng cà phê nước mắm ngon vào, xao khoảng 1 tiếng cho đến kho không còn khói mốc lên thì tôm đã ráo nước. Chú ý để lửa nhỏ tránh tôm bị khét.
Sau khi đã xao khô nước, các bạn có thể cho vào hủ để sử dụng lâu dài. Nếu muốn để lâu hơn, các bạn cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm nữa và xao thật khô nước tránh bị hắt mùi rất khó chịu.
>>>Xem thêm: Cách nấu cháo cá cho bé
Trên đây là cách làm ruốc tôm cho bé, các mẹ có thể tham khảo để thực hiện tại nhà nhé. Món này cất trữ để khi nào nấu cháo trắng các mẹ chỉ cần bỏ vô 1 xíu là cho bé ăn được rồi. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm các tác dụng cũng như thành phần dinh dưỡng của 1 ký tôm chúng ta vừa làm ở các phần sau:
3. Thành phần dinh dưỡng của 1 ký tôm (1000 gram)
– Năng lượng: 999 Calo.
– Chất béo: 30 gram.
– Cacbohidrat: 2 gram.
– Cholesterol: 1890 miligam
– Natri: 1110 miligam
– Protein: 240 gram
Ngoài ra, tôm còn chứa hơn 20 loại vitamin và khoáng chất như: I-ốt, Vitamin B12, Photpho, Đồng, Kẽm, Magiê, Canxi, Kali, Sắt, Mangan…
4. Tác dụng của tôm đối với sức khoẻ
– Tôm giúp giảm cân: Do thành phần dinh dưỡng của tôm chứa chứa 2 gram Carbs/1 ký tôm nên ăn tôm là một giải pháp giúp bạn muốn giảm cân nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Chống lão hoá: các nghiên cứu cho thấy tôm chứa nhiều chất chống oxy hóa astaxanthin, chất này giú ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và giảm bớt tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, ăn tôm còn giúp đề phòng mất trí nhớ và các bệnh thoái hóa thần kinh (như Alzheimer).
– Chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật: tôm chứa nhiều chất khoáng như I-ốt (ngăn ngừa bước cổ), Selen (giảm viên và tăng cường sức khoẻ tim mạch), axit béo omega-6 và omega-3 (có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ).
>>>Xem thêm: Cách nấu canh khoai mỡ 00
bởi ADC FOODS | Tue, Apr, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao, nó có giá trị dinh dưỡng cao gấp 9 lần thịt gà. Chính vì đều đó, thịt chim bồ câu là một món ăn bổ dưỡng bồi bổ sức khoẻ cho phụ nữ mang thai, trẻ suy dinh dưỡng hoặc người bệnh mới khỏi. Hôm nay chúng ta chùng tìm hiểu về cách nấu cháo chim bồ câu cho bé 7 tháng tuổi nào.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Các nguyên liệu làm món cháo chim bồ câu cho bé
Stt |
Tên nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Chim bồ câu làm sẵn |
1 con |
2 |
Thịt bằm |
300 gram |
3 |
Hạt sen |
100 gram |
4 |
Gạo tẻ |
Nửa chén |
5 |
Đậu xanh |
100 gram |
6 |
Hành, ngò |
50 gram |
7 |
Gia vị: đường, nước mắm |
|
2. Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé
– Đầu tiên, rang gạo, ngâm đậu xanh
Cho phần gạo đã ngâm vào nồi (nồi có đáy dày), cho thêm chút dầu ăn vào sau đó rang cho đến khi gạo hơi vàng (mục đích là khi nấu hạt gạo sẽ bung ra). Đậu xanh chúng ta mang đi ngâm với nước ấm.
– Bước 2, Ướp bồ câu và thịt bằm
Chim bồ câu mua về rửa với nước muối và giấm cho sạch. Sau đó cắt phần đầu và chân ra để riêng. Cắt bồ câu thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem đi rửa sạch. Để ra rổ cho ráo nước, sau đó đem đi nêm nếm.
Cho chút xíu muối, chút xíu đường vào phần thịt chim đã cắt nhỏ. Phần thịt bằm chúng ta cũng cho tý muối và tý đường. Vì đây là cách nấu cháo chim bồ câu cho bé nên chúng ta không nêm bột ngọt. Đảo đều cho thịt bồ câu thấm với gia vị.
– Bước 3: Xào thịt
Cho chút dầu vào chảo, sau đó cho phần thịt bồ câu đã ướp vào xào để lát bỏ vô cháo không bị tanh. Khi bồ câu vừa chín tới thì cho thêm phần thịt bằm vào xào tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp.
– Bước 4: Cách nấu cháo chim bồ câu
Lấy phần đậu xanh đã ngâm ra, chắt ráo nước và cho vào phần gạo đã rang. Cho thêm 1 lít nước lọc vào và bắt lên bếp nấu. Nấu khoảng 10 phút thì cho phần hạt sen vào. Nấu tiếp cho đến khi cháu nhừ thì cho thịt bồ câu và thịt bằm xào vào.
Giờ các bạn nêm nếm lại nồi cháo cho vừa ăn. Sau đó cho cháo ra chén, lấy miếng thịt bồ câu xé ra, sau đó cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn để đút cho bé.
Hoàn thành món cháu bồ câu với hạt sen và đậu xanh cho bé
Trên đây là cách nấu cháo chim bồ câu cho bé, do bé ăn rất ít nên chúng ta nấu xong, để riêng phần cháo cho bé và thịt riêng ra, rồi dùng máy xay xay nhuyễn để cho bé ăn trong ngày. Phần còn lại ba mẹ có thể ăn để không gây lãnh phí.
>>>Cách nấu cháo cá chép cho bé
bởi ADC FOODS | Sat, Apr, 2021 | Mẹo nấu ăn, Tin tức mới
Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách làm mắm chưng hột vịt để đổi khẩu vị gia đình nhé! Món này mặc dù không mới nhưng lâu lâu làm ăn với cơm cháy sé rất ngon và mới lạ. Cùng vào bếp làm món mắm chưng hột vịt ngày nào!
1. Nguyên liệu làm mắm chưng hột vịt
Để làm món mắm chưng hột vịt, các bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây:
Nguyên liệu làm món mắm chưng hột vịt
Stt |
Nguyên liệu |
Số lượng |
1 |
Mắm cá lóc |
150 gram |
2 |
Thịt heo xay |
250 gram |
3 |
Hành lá |
2 cọng |
4 |
Hành tím |
3 củ |
5 |
Ớt tươi |
4 trái |
6 |
Trứng vịt |
5 trứng |
7 |
Đường |
1 muỗng canh |
8 |
Hạt nêm |
1 muỗng cà phê |
9 |
Tiêu xay |
Nửa muỗng cà phê |
10 |
Chén nhỏ |
5 cái |
11 |
Dầu ăn |
3 muỗng canh |
2. Cách làm mắm chưng hột vịt
Các bước làm mắm chưng hột vịt
– Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Hành là lột vỏ rửa sạch và cắt nhuyễn, hành tím lột vỏ băm nhuyễn, ớt rửa sạch, cắt lát mỏng (cắt xéo).
– Bước 2: Trộn mắm với thịt và trứng
Mắm cá lóc lọc bỏ phần xương và da, chỉ lấy phần thịt. Bỏ phần thịt mắm vào cối xay sinh tố xay cho nhanh hoặc có thể bằm nhuyễn.
Cho phần mắm đã xay nhuyễn vào tô thịt băm, cho thêm 2 quả trứng vịt vào. 3 trứng còn lại cho vào 1 cái tô, vớt phần lòng đỏ ra cho vào 1 cái chén riêng sau đó đánh đều lên, phần lòng trắng trứng cho vào tô mắm với thịt.
– Bước 3: Nêm gia vị cho tô mắm chưng
Cho hết phần hành tím, hành lá, tiêu và gia vị đã chuẩn bị vào tô mắm. Trộn đều tô mắm lên. Nếu tô mắm hơi khô có thể cho thêm 1 cái trứng vịt hoặc chút nước vào.
– Bước 4: Cách chưng mắm
Cho chút dầu ăn vào từng cái chén nhỏ trước khi cho mắm vào. Bắt 1 nồi nước và đun sôi, đặt rổ chưng vào, sau đó đặt từng chén mắm vào. Chưng mắm trong nồi cách thuỷ khoảng 20 phút cho chín.
– Bước 5: Quét lòng đỏ trứng lên chén mắm
Sau khi mắm đã chín thì lấy phần lòng đỏ trứng vịt còn lại quét lên mặt cho đẹp, cho phần ớt cắt lạt vào. Tiếp tục hấp tiếp khoảng 10 phút.
– Bước 6: Cho trứng ra chén và thưởng thức
Sau khi hấp 10 phút nữa thì trứng và mắm đã chín, các bạn cho ra đĩa và thưởng thức khi món này còn nóng sẽ rất thơm ngon. Ăn kèm mắm chưng với rau xà lách, dưa leo hoặc chuối chát.
Vậy là với 6 bước vừa rồi, bạn đã biết được cách làm món mắm chưng hột vịt cho cả nhà rồi. Bắt tay vào làm thử để trổ tài cho cả nhà hết hồn một phen nào.
Xem thêm: Cách nấu cơm ngon như nhà hàng